Đăng ký mã số mã vạch (MSMV) cho sản phẩm rất quan trọng và cần thiết ở thời đại 4.0 hiện nay. MSMV sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và dễ dàng quản lý sản phẩm. Hơn nữa, giúp người tiêu dùng dễ dàng tra thông tin nguồn gốc sản phẩm. Từ đó, tạo được sự tin tưởng từ người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa rõ Thủ tục đăng ký mã vạch. Cũng như chưa biết cách chọn loại mã vạch nào phù hợp cho công ty mình.
Để hiểu rõ và thực hiện đúng, hãy cùng ISOHA tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!
1. Cách chọn loại MSMV phù hợp trước khi tiến hành đăng ký mã vạch
1.1 Trường hợp chọn loại MSMV sai khi doanh nghiệp đăng ký mã vạch
Việc chọn loại MSMV là bước đầu tiên và rất quan trọng trong thủ tục đăng ký mã số mã vạch. Nó ảnh hưởng đến chi phí duy trì MSMV hằng năm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm.
- TH1: Nếu chọn loại MSMV quá ít phân loại sản phẩm:
Tương lai khi công ty mở rộng sản xuất thì sẽ không đủ mã cho các sản phẩm mới. Doanh nghiệp cần phải đăng ký mã số mã vạch thêm. Điều này sẽ gây mất thời gian và chi phí đăng ký. Hơn nữa, là làm ảnh hưởng, gián đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm.
- TH2: Nếu chọn loại MSMV quá nhiều phân loại sản phẩm
Không đúng với định hướng phát triển của công ty, dẫn đến dư thừa. Doanh nghiệp phải tốn chi phí duy trì MSMV hằng năm cao hơn nhiều khi chọn loại MSMV phù hợp từ đầu.
1.2 Các loại mã thông dụng nhất khi tiến hành đăng ký MSMV sản phẩm
4 loại mã thông dụng được nhiều doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn do GS1 Việt Nam đưa ra là:
Trong đó:
Ví dụ:
Một Công ty sản xuất nước ép hoa quả và muốn đăng ký MSMV cho sản phẩm. Công ty có 2 sản phẩm: Nước ép thơm và Nước ép Cam. Mỗi loại có 2 quy cách đóng chai là 500ml và 1000ml. ➔ Tổng cộng có 4 chủng loại cần đăng ký mã vạch (không phải là 2). Cụ thể như sau:
==> Khi tiến hành thủ tục đăng ký mã vạch, doanh nghiệp nên chọn Mã GCP-10 là phù hợp nhất.
Mã GCP Tổng cục cấp cho doanh nghiệp chỉ giới hạn về số chủng loại sản phẩm. Mã không phân biệt nó là thuộc sản phẩm nào. Do đó, dựa theo kế hoạch phát triển của công ty để dự tính số sản phẩm mới sẽ sản xuất, kinh doanh. Thêm nữa, là tính toán số chủng loại sản phẩm để đăng ký mã số mã vạch phù hợp nhất.
Ngoài ra, cũng còn một số loại MSMV khác nhưng ít phổ biến hơn:
2. Căn cứ pháp lý về Thủ tục đăng ký MSMV sản phẩm
- Nghị định 74/2018/NĐ-CP: Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Thông tư 232/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016: quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí cấp MSMV.
3. Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm ở đâu?
Địa chỉ nộp tại: Trung tâm mã số mã vạch quốc gia (GS1 Việt Nam). GS1 Việt Nam hiện trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
GS1 Việt Nam là thành viên chính thức của GS1 quốc tế vào 5/1995. GS1 là đại diện duy nhất của Việt Nam tại GS1 quốc tế. GS1 Việt Nam hiện quản lý ngân hàng có mã quốc gia 893. (Thường thấy 893 trong dãy mã vạch 13 số in trên sản phẩm). GS1 Việt Nam sẽ cấp mã GCP cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp sản xuất, phân phối, bán buôn sản phẩm.
4. Hồ sơ cho thủ tục đăng ký mã vạch mới nhất 2024
Để tiến hành thủ tục đăng ký MSMV, DN chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, (01 bản sao có chứng thực).
- Đơn đăng ký sử dụng MSMV theo Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 13/2022/NĐ-CP.
➦ Tải về: Mẫu đơn đăng ký mã vạch mới nhất
Khi sử dụng dịch vụ đăng ký MSMV tại ISOHA, thì ISOHA sẽ biên soạn hồ sơ đầy đủ chính xác nhất. Khách hàng chỉ cần ký hồ sơ 1 lần duy nhất.
4. Trình tự thủ tục đăng ký mã vạch tại GS1 Việt Nam
Kết quả của thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm sẽ được GS1 Việt Nam cấp online qua tài khoản doanh nghiệp ể doanh nghiệp có thể thực hiện công việc in ấn nhãn, bao bì. Sau đó, bản cứng Giấy chứng nhận MSMV mới gửi về địa chỉ doanh nghiệp.
5. Cách thức nộp hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm đến GS1 Việt Nam
Khác với lúc trước, chỉ có 1 cách thức đó là nộp bản giấy trực tiếp. Hiện nay, Nhà nước đang đẩy mạnh triển khai cổng thông tin điện tử cho thủ tục hành chính nên cần nộp hồ sơ đăng ký MSMV online trước. Tiếp đó, mới nộp bản giấy đến GS1 Việt Nam. Doanh nghiệp cần lưu ý ở điểm này để thực hiện đúng theo quy định .
6. Thời gian xử lý đơn đăng ký mã số mã vạch trong 2 ngày
Tổng thời gian xử lý đơn đăng ký và cấp MSMV online là 2 ngày làm việc (ISOHA hỗ trợ làm nhanh hoàn toàn miễn phí)
7. Dịch vụ đăng ký MSMV tại ISOHA và những ưu điểm nổi trội
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký mã vạch sản phẩm, nhưng vì sao nhiều doanh nghiệp vẫn ưu tiên lựa chọn ISOHA? Sau đây là những ưu điểm đặc biệt khi đăng ký MSMV tại ISOHA. Chúng tôi luôn cố gắng làm hài lòng khách mới và giữ chân được khách hàng cũ:
- CAM KẾT: ISOHA cam kết đăng ký MSMV sản phẩm thành công.
- CAM KẾT: không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào trong quá trình làm việc.
ISOHA hi vọng bài viết “Thủ tục đăng ký mã vạch, hồ sơ, các bước tiến hành mới nhất 2024” đã mang lại kiến thức hữu ích cho doanh nghiệp đang có dự định đăng ký mã vạch. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ ngay ISOHA qua thông tin bên dưới!
———————————————-
ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép
Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi