Hướng dẫn Tự công bố chất lượng Nước mắm chính xác theo Nghị định 15

Tự công bố chất lượng nước mắm là thủ tục bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện trước khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Trên thị trường có nhiều loại Nước mắm như: Nước mắm cá cơm, Nước mắm nhỉ, Nước mắm chay, Nước mắm dành cho bé, Nước mắm chua ngọt;…  Nhưng theo nghị định 115/2018/NĐ-CP, tất cả các loại nước mắm đều phải tiến hành công bố chất lượng. Nếu không làm đúng doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính lên đến 50 triệu đồng.

Thông qua bài viết này, ISOHA sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục tự công bố sản phẩm nước mắm. Giúp doanh nghiệp có thể thực hiện công bố nước mắm đúng theo pháp luật. Bây giờ, hãy cùng với ISOHA tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây nhé! 

1. Hình thức tự công bố chất lượng nước mắm như thế nào? 

Tự công bố chất lượng nước mắm là hình thức mà doanh nghiệp nộp bản tự công bố sản phẩm Nước mắm lên cơ quan Nhà nước. (Theo mẫu số 1 – Phụ lục 1 của Nghị định 15 năm 2018). Tiếp đến, cơ quan Nhà nước sẽ đăng tải thông tin công bố lên trang điện tử. Lưu ý, sau khi thực hiện công bố nước mắm, doanh nghiệp sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung của bản tự công bố. 

Thủ tục tự công bố sản phẩm nước mắm được quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính Phủ. Nghị định này quy định rõ với những sản phẩm nước mắm sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu. 

Kết quả kiểm nghiệm nước mắm và Mẫu hồ sơ tự công bố nước mắm do ISOHA thực hiện. (Ảnh độc quyền ISOHA)

2. Điều kiện tự công bố sản phẩm nước mắm 

Để thực hiện thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng nước mắm. ==> Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước mắm tại Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện sau:

Đối với cơ sở sản xuất Phải đăng ký kinh doanh hợp pháp với ngành nghề sản xuất nước mắm.

Phải có giấy phép cơ sở sản xuất đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. (Gọi tắt là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm) cho loại hình sản xuất nước mắm. Hoặc có một trong những giấy chứng nhận tương đương: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000.

Đối với cơ sở kinh doanh thương mại Phải đăng ký kinh doanh hợp pháp với ngành nghề kinh doanh bán buôn, bán lẻ nước mắm.

Bất kể là loại hình đăng ký nào: Hộ kinh doanh, Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty đều được. Dựa trên nhu cầu của cơ sở mà đăng ký loại hình cho phù hợp. 

Đối với sản phẩm nước mắm  Phải được lên chỉ tiêu an toàn và kiểm nghiệm đầy đủ chỉ tiêu theo quy định.

Lưu ý:

  • Phiếu kiểm nghiệm nước mắm phải còn hạn trong 12 tháng. 
  • Phải kiểm nghiệm tại Phòng kiểm nghiệm được Nhà nước công nhận.

==> Xem thêm: Danh sách Phòng Kiểm Nghiệm nhà nước công nhận (2022 mới nhất)

3. Hồ sơ chuẩn bị cho tự công bố chất lượng nước mắm 

3.1 Đối với tự công bố sản phẩm nước mắm sản xuất trong nước 

  • Bản hồ sơ tự công bố nước mắm theo Mẫu 01 – Phụ lục 1 của Nghị định 15. 
  • Phiếu Kết quả kiểm nghiệm nước mắm còn thời hạn trong 12 tháng. 

Kèm theo giấy phép về cơ sở sản xuất:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sản phẩm nước mắm. 
  • Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ sở sản xuất nước mắm. Hoặc có 1 trong những giấy chứng nhận sau: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000. 

==> Tải về Mẫu 01 tại mục số 9 của bài viết:  Tự công bố sản phẩm, hồ sơ và quy định mới nhất NĐ 15/2018/NĐ-CP. 

Mẫu nước mắm Khách hàng gửi ISOHA kiểm nghiệm và công bố (Ảnh độc quyền ISOHA)

3.2 Đối với tự công bố sản phẩm nước mắm nhập khẩu 

  • Bản hồ sơ tự công bố nước mắm theo Mẫu 01 – Phụ lục 1 của Nghị định 15. 
  • Phiếu Kết quả kiểm nghiệm nước mắm còn thời hạn trong 12 tháng. 
  • Nếu có tài liệu liên quan bằng tiếng nước ngoài phải được dịch thuật; và công chứng sang tiếng Việt. 

Kèm theo giấy phép về cơ sở kinh doanh thương mại:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sản phẩm nước mắm. 

4. Quy trình kiểm nghiệm và công bố nước mắm

Bước 1: Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm nước mắm và gửi mẫu kiểm nghiệm

Doanh nghiệp chuẩn bị mẫu nước mắm. ==> ISOHA sẽ tiếp nhận mẫu rồi xây dựng đầy đủ chỉ tiêu theo đúng quy định hiện hành. (ISOHA hỗ trợ xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm nước mắm hoàn toàn MIỄN PHÍ cho doanh nghiệp).  

Sau đó, gửi mẫu và kiểm nghiệm sản phẩm nước mắm ở Trung tâm kiểm nghiệm được Nhà nước công nhận. ISOHA sẽ theo dõi, chủ động làm việc với Trung tâm kiểm nghiệm để mang lại kết quả tốt và nhanh nhất cho Doanh nghiệp.

==> Xem thêm:  Danh sách Phòng Kiểm Nghiệm nhà nước công nhận (2022 mới nhất) 

Bước 2: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ công bố chất lượng nước mắm 

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ công bố nước mắm sản xuất trong nước; hoặc công bố nước mắm nhập khẩu như ISOHA đã trình bày đầy đủ tại Mục số 3. 

Bước 3: Nộp hồ sơ Tự công bố sản phẩm nước mắm 

Nộp 1 bộ hồ sơ đến cơ quan quản lý Nhà nước có thầm : 

✧ Nếu cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh: Nộp hồ sơ công bố ở Ban quản lý An toàn thực phẩm TP. HCM 

✧ Nếu cơ sở ở địa phương khác: Nộp hồ sơ ở Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. 

 Theo dõi hồ sơ công bố sản phẩm nước mắm đã nộp cho đến khi hồ sơ được cơ quan đăng tải lên hệ thống website. 

Bước 4: Đăng tải thông tin hồ sơ tự công bố nước mắm hợp lệ lên trang điện tử 

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Nhà nước tiến hành thẩm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ công bố chất lượng nước mắm hợp lệ theo quy định. Thông tin hồ sơ sẽ được cơ quan đăng tải lên hệ thống website  mọi người cùng tra cứu. 

Ngay sau khi hồ sơ công bố nước mắm được đăng tải, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về thông tin hồ sơ mình đã công bố. Cũng như tính an toàn của sản phẩm nước mắm. Và doanh nghiệp được phép sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm nước mắm để buôn bán.  

5. Thời gian kiểm nghiệm và tự công bố chất lượng nước mắm tại ISOHA 

  • Kiểm nghiệm sản phẩm nước mắm: 3 – 5 ngày. 
  • Thực hiện tự công bố nước mắm: 1 ngày. 

Khi doanh nghiệp muốn tung nhanh nước mắm ra thị trường. ISOHA sẽ hỗ trợ làm nhanh hồ sơ HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ. 

6. Mức xử phạt vi phạm về thủ tục tự công bố sản phẩm nước  

Mức phạt áp dụng cho thủ tục tự công bố sản phẩm nói chung và tự công bố chất lượng nước mắm nói riêng. ==> Theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP của Chính Phủ mức phạt đã được quy định cụ thể như sau:

1. Phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố nước mắm theo quy định của pháp luật;

b) Không nộp 01 bản tự công bố chất lượng nước mắm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Không lưu giữ hồ sơ đã tự công bố nước mắm theo quy định của pháp luật;

d) Tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ tự công bố nước mắm nhập khẩu không được dịch sang tiếng Việt. Và hồ sơ công bố nước mắm không được công chứng theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng với một trong các hành vi sau đây; về sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm nước mắm để tự công bố sản phẩm nước mắm:

a) Sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm nước mắm đã hết hiệu lực;

b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm nước mắm không đầy đủ chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

c) Phiếu kết quả kiểm nghiệm nước mắm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng. 

d) Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm nước mắm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm không được chỉ định. Hay không được công nhận phù hợp với ISO 17025;

đ) Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm nước mắm không phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực. 

3. Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất hoặc nhập khẩu nước mắm thuộc diện tự công bố sản phẩm nước mắm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm khác với quy định của pháp luật tương ứng. Hoặc mức công bố, mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm nước mắm không có bản tự công bố chất lượng nước mắm; 

b) Nội dung yêu cầu về an toàn thực phẩm tự công bố nước mắm không phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.

4. Phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm nước mắm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm nước mắm theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện Tự công bố đối với sản phẩm thuộc diện phải thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.

5. Hình thức phạt bổ sung thêm:

Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm nước mắm từ 01 đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này. 

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi sản phẩm nước mắm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;

b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy nước mắm. Đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này;

c) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm nước mắm. Đối với vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 điểm b Điều này.


Qua bài viết này, ISOHA hi vọng đã mang lại nhiều thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thủ tục công bố chất lượng Nước mắm.

Nếu Quý doanh nghiệp có nhu cầu Tự công bố tiêu chuẩn nước mắm nhưng gặp khó khăn trong thủ tục xây hồ sơ. Hay doanh nghiệp không có thời gian để giải quyết vấn đề trên. Xin đừng lo lắng, hãy liên hệ với ISOHA ngay theo thông tin bên dưới. Doanh nghiệp sẽ được tư vấn MIỄN PHÍ và được hỗ trợ nhanh nhất! ISOHA tự tin mang lại sự hài lòng cho Quý doanh nghiệp!


ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép

Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi

5/5
CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ISOHA
Địa chỉ: 70/2A Trần Văn Ơn, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0909 384 449 - 0902 569 328
Email: hotro@tuvanisoha.com
ISOHA - Thành công cùng ĐỐI TÁC
Hãy để sự CHUYÊN NGHIỆP của chúng tôi đồng hành cùng THÀNH CÔNG của bạn!
Có thể bạn quan tâm

0909 384 449

error: Content is protected !!